Tụt chân răng là gì và cách điều trị tụt chân răng phù hợp

Nếu bạn vẫn nghĩ tụt chân răng chỉ là vấn đề nha khoa bình thường vậy thì hãy theo dõi bài viết sau đây, bạn sẽcùng Nha khoa Oze tìm hiểu rằng tụt chân răng là 1 bệnh nha khoa và các biến chứng của chúng gây ra không hề nhẹ.


Thế nào là tụt chân răng

Khi các mô lợi xung quanh răng bị mòn đi, kéo về bề mặt răng thì bạn đang bị bệnh tụt chân răng. Nếu gặp tình trạng này, vùng chân răng của bạn sẽ bị lộ ra. Khi không chữa trị kịp thời, sức khỏe và thẩm mĩ của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Hình ảnh bệnh tụt chân răng (bên dưới)

Hình ảnh bệnh tụt chân răng (bên dưới)

Tác hại của tụt chân răng

  • Gây mất thẩm mĩ: Nếu bạn bị tụt chân răng tức là phần lợi bị tụt xuống, răng bạn trông sẽ dài hơn, lỗ hở kẽ răng rộng hơn. Điều này sẽ khiến bạn tự ti trong các hoạt động giao tiếp.

  • Rụng răng: Cấu trúc xương của răng cùng mô lợi sẽ gặp tổn hại nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Cấu trúc nâng đỡ xung quanh bị tổn hại và không phát huy tác dụng, rụng răng sẽ xảy ra.

  • Răng bị nhạy cảm: Tụt chân răng khiến ngà răng bị lộ ra (ngà răng là phần để hiện sự nhạy cảm của răng). Bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức khi sử dụng các thực phẩm quá lạnh, nóng hoặc ngọt,…

Tụt chân răng khiến nụ cười của bạn trông mất thẩm mĩ

Tụt chân răng khiến nụ cười của bạn trông mất thẩm mĩ

Nha khoa chữa tụt chân răng như thế nào

Sau khi qua quá trình thăm khám và tư vấn, bác sĩ đã xác định được tình trạng và mức độ nghiêm trọng của tụt chân răng, từ đó đưa ra liệu trình chữa trị phù hợp.

Khi bệnh tụt chân răng nhẹ, bệnh nhân không bị ê buốt

Bác sĩ sẽ làm sạch vùng lợi, các mảng bám và cao răng sẽ bị loại bỏ. Sau đó, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Bạn hãy dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ nhé, đừng sử dụng linh tinh.

Đọc thêm: Viêm nướu răng và những biến chứng không ngờ tới

Giấy tờ xe gồm những gì để mang theo lưu thông trên đường

Tất tần tật về trồng rau thuỷ canh

Trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cảm thấy khó chịu

Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Các túi nha giả sẽ bị loại bỏ hoặc kích thước của các túi nha sẽ được giảm: Đây còn được gọi là phương pháp nạo túi nha. Các vi khuẩn sẽ bị loại bỏ ra khỏi túi nha. Sau đó mô lợi trên gốc răng sẽ được bác sĩ khâu lại. Các túi nha giả sẽ được loại bỏ hoặc giảm kích thước.

  • Ghép xương: Khi sự phá hủy đã lan đến các mô nâng đỡ, phương pháp ghép xương để tái tạo xương và mô đã mất sẽ được bác sĩ tiến hành. Các loại vật liệu dùng để ghép sẽ được bác sĩ lựa chọn, thống nhất với khách hàng để phù hợp với cơ thể khách hàng nhất.

  • Ghép mô lợi: Phương pháp này giúp lợi được tái tạo lại chức năng và hình dạng như ban đầu. Các hư hại cũng được ngăn chặn.

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp sau khi khám xét

Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp sau khi khám xét

Phòng tránh tình trạng tụt chân răng

Tập thói quen chăm sóc kĩ răng miệng

  • Hàng ngày hãy vệ sinh răng miệng, kết hợp với dùng chỉ nha khoa đúng cách.

  • Bàn chải đánh răng nên sử dụng lại lông mềm, kích cỡ phù hợp.

  • Loại bỏ vi khuẩn bằng cách sử dụng nước súc miệng.

  • Tham khảo một vài cách đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng hiện tại từ bác sĩ.

Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách

Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách

Các thói quen xấu nên từ bỏ

Các thói quen xấu mà chúng tôi đề cập tới ở đây chính là:

  • Hút thuốc.

  • Nghiến răng hoặc hay siết chặt răng.

  • Sử dụng thực phẩm có hại cho răng như đồ ngọt, đồ chua, đồ quá lạnh hoặc quá nóng,…

Hạn chế và từ bỏ dần thói quen hút thuốc lá

Hạn chế và từ bỏ dần thói quen hút thuốc lá

Khám răng

Để phòng tránh bệnh tụt chân răng, cứ 6 tháng, bạn nên đi khám răng ít nhất 1 lần. Việc này giúp bạn có thể cập nhật được tình trạng răng miệng của bản thân, đồng thời có thể điều trị những vấn đề nha khoa xảy ra (nếu có).

Nên đi khám răng định kì

Nên đi khám răng định kì

Trên đây là thông tin mà chúng tôi cũng cấp về tụt chân răng. Tụt chân răng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mĩ và sức khỏe. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân bị tụt chân răng, hãy đến ngay nha khoa để khám xét ngay, đừng để diễn biến phức tạp hơn nhé!

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *