Tranh chấp lao động là tình trạng tương đối phổ biến hiện nay, dẫn đến khởi kiện vụ án lao động. Để cập nhật cho người lao động các thông tin về khởi kiện vụ án lao động, trang hợp đồng lao động xin được tư vấn như sau:
Quy trình thực hiện giải quyết tranh chấp lao động, khởi kiện vụ án lao động
Các tranh chấp lao động cá nhân gồm:
+ Các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện hợp đồng lao động, và trong quá trình học nghề mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện, quận hòa giải không thành hoặc Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định.
+ Tranh chấp xử lý kỷ luật lao động do bị sa thải, trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động.
+ Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Vậy để khởi kiện vụ án lao động cần những hồ sơ nào?
Hồ sơ cần thiết trong khởi kiện vụ án lao động
Đơn khởi kiện (có thể dùng theo mẫu sau): mau-don-khoi-kien.doc
– Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
– Hợp đồng lao động.
– Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc;
– Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện phải nộp thêm các giấy tờ về tư cách pháp lý bao gồm: giấy phép đầu tư, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia vụ kiện. Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật nếu có;
>> Xem thêm: Lao động trái phép bị xử lý thế nào
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc. Các văn bản tài liệu khác nếu nộp bản sao thì phải được xác nhận sao y bản chính.
Án phí Lao động bao gồm án lao động sơ thẩm, án phí lao động phúc thẩm.
2/ Mức án phí lao động sơ thẩm đối với các vụ án lao động không có giá ngạch là 200.000 đồng.
3/ Mức án phí lao động sơ thẩm đối với các vụ án lao động có giá ngạch được quy định như sau:
Giá trị tranh chấp lao động Mức án phí
Từ 4.000.000 đồng trở xuống. 200.000 đồng
Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng. 3% của trị giá tranh chấp, nhưng không dưới 200.000 đồng.
Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
Từ trên 2.000.000.000 đồng . 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng.
Thời gian giải quyết khởi kiện vụ án lao động
Thời hạn chuẩn bị xét xử từ 02 – 4 tháng
Thời hạn mở phiên tòa từ 01 – 02 tháng.
Mọi phản hồi cũng như đóng góp ý kiến, thắc mắc của khán giả về khởi kiện vụ án lao động xin liên hệ với hoidapmoingay.net để được giải đáp thắc mắc.