Nội quy lao động về thời gian làm việc | nghỉ ngơi| tuyển dụng| hợp đồng lao động

Nội quy lao động là một trong những phần không thể thiếu của một doanh nghiệp, đặc biệt là phần: Nội quy lao động về thời gian làm việc | nghỉ ngơi| tuyển dụng| hợp đồng lao động.

Căn cứ vào:

Bộ Luật Lao động 2012

Nghị định 45/2013/NĐ_CP về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động

Nghị định 05/2015/NĐ_CP hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động 2012

Nội quy lao động về thời gian làm việc | nghỉ ngơi| tuyển dụng| hợp đồng lao động.

Điều 6: Nội quy lao động về Thời giờ làm việc

1. Thời giờ làm việc

o   Thời giờ làm việc quy định: 08giờ/ngày, 40 giờ/tuần (từ thứ 2 đến hết chiều thứ 6 hàng tuần)

+   Buổi sáng          : từ  08 giờ đến 12 giờ.

+   Buổi chiều        : từ 13 giờ đến 17 giờ.

2.   Các trường hợp đặc biệt

2.1.           Đối với lái xe: do đặc thù công việc nên thời gian làm việc và thời gian nghỉ được công ty bố trí sắp xếp phù hợp với nhu cầu công việc. Nếu nghỉ làm việc ban ngày và phải làm việc ban đêm (từ 22h00 hôm trước – 6h00 hôm sau), mỗi giờ làm việc được tính lương bằng 130% lương của giờ làm việc ban ngày.

2.2.           Trường hợp vì lý do cá nhân, hoặc công việc, CBNV đang thực hiện theo giờ làm việc được quy định nêu trên, có nhu cầu thay đổi thời gian làm việc trong một hoặc một số ngày, phải làm đơn đề nghị có xác nhận của cán bộ phụ trách và được phê duyệt của Ban Giám đốc.

2.3.           CBNV trước khi đi công tác hoặc đi làm việc với các đơn vị, đối tác phải có trách nhiệm lên kế hoạch và báo cáo với cán bộ quản lý trực tiếp.

3.   Vi phạm thời gian làm việc

o   CBNV làm việc theo thời gian quy định vì bất cứ lý do gì mà đến công ty, nơi làm việc muộn so với giờ quy định, về trước giờ kết thúc làm việc của buổi chiều, phải xin phép cấp quản lý trực tiếp.

Điều 7: Nội quy lao động về Làm thêm giờ

1.   Tổ chức làm thêm giờ:

1.1.           Phụ trách các phòng, ban, CBNV chủ động tổ chức làm thêm giờ trong các trường hợp cần thiết, sau khi được cấp quản lý yêu cầu/phê duyệt (lập “Phiếu yêu cầu/đề nghị làm thêm giờ” theo mẫu B02/V1.0/QA04/ana)

1.2.           Phụ trách các phòng, ban sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, hạn chế tối đa việc làm thêm giờ, trả lương thêm giờ và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc khi làm thêm giờ.

1.3.           CBNV có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu làm thêm để giải quyết công việc.

1.4.           Tổng số giờ làm thêm không quá 04giờ/ngày; 200 giờ/năm (trừ trường hợp phải đối phó, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn hoặc các sự kiện bất khả kháng)

2.   Làm thêm giờ có hưởng lương thêm giờ

2.1.           Làm thêm giờ chỉ được tính lương thêm giờ khi đáp ứng cả 5 điều kiện sau:

+ Công việc làm ngoài giờ đạt yêu cầu của cấp quản lý (trừ công việc không đạt yêu cầu do lý do khách quan) (Trưởng phòng/ban xác nhận vào “Phiếu yêu cầu/đề nghị làm thêm giờ”);

+   Đã đủ tổng số giờ làm trong tháng (Nếu chưa đủ, lấy số giờ làm thêm bù đắp và không được tính lương làm thêm);

+   Còn thời gian làm thêm giờ chênh lệch so với thời gian nghỉ bù;

+   Làm thêm từ 01 giờ trở lên. Số phút lẻ được cộng dồn trong tháng, nếu đủ 30 phút tính 01giờ, nếu dưới 30 phút không tính.

+   Không thuộc diện khoán công việc/khoán định mức và không thuộc một trong những đối tượng sau:

–         Cán bộ quản lý (Ban Giám đốc, các Trưởng phó phòng, ban, bộ phận)

–         CBNV kinh doanh

2.2.           Không áp dụng tính lương thêm giờ với các trường hợp đi công tác, đi họp hoặc tham dự các khóa huấn luyện (kể cả thời gian sử dụng cho việc đi và về) và các trường hợp khác ngoài quy định ở trên.

2.3.           Cách tính lương thêm giờ

+   Vào ngày thường: Lương làm thêm giờ = số giờ làm thêm x 150% x tiền công làm việc 1 giờ.

+   Vào ngày nghỉ định kỳ: Lương làm thêm giờ = số giờ làm thêm x 200% x tiền công làm việc 1 giờ.

+   Vào ngày Lễ, Tết: Lương làm thêm giờ = số giờ làm thêm x 300% x tiền công làm việc 1 giờ.

+   Vào buổi đêm (từ 22h00 – 6 h00 sáng hôm sau) Lương làm thêm giờ = lương làm thêm giờ (ngày thường, ngày nghỉ định kỳ, ngày lễ, tết) x 130 %

(Lương làm  thêm ban đêm ngày thường= số giờ làm thêm x 150% x130%  tiền công 1 giờ;

Lương làm thêm  ban đêm ngày nghỉ = số giờ làm thêm x 200% x 130% x tiền công 1 giờ;

Lương làm thêm ban đêm ngày lễ, tết = số giờ làm thêm x 300% x 130% x tiền công 1 giờ)

Điều 8: Nội quy lao động về thời giờ nghỉ ngơi

1.   Quy định chung

o   Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian CBNV không làm việc theo quy định ở trên, các ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ phép, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước và các ngày nghỉ khác theo quy định của Công ty.

o   Các ngày nghỉ Lễ, Tết  trong năm theo quy định của nhà nước ( 09 ngày)

  • Tết Dương lịch                     : 01 ngày ( ngày 01/01 dương lịch).

+ Tết Âm lịch: 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch).

+ Ngày Giỗ tổ Hùng Vương       : 01 ngày ( ngày 10/3 âm lịch).

+   Ngày Thống nhất đất nước     : 01 ngày ( ngày 30/4 dương lịch).

+   Ngày Quốc tế lao động           : 01 ngày ( ngày 1/5 dương lịch).

+   Ngày Quốc khánh                   : 01 ngày ( ngày 2/9 dương lịch).

2.   Trường hợp đặc biệt

 Nếu ngày Lễ, Tết trên đây trùng vào ngày  thứ 7,chủ nhật hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo

Điều 9: Nội quy lao động về nghỉ phép năm

1.   Thời gian áp dụng

·        Tính theo năm dương lịch ( từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 dương lịch).

·        Chỉ áp dụng nghỉ phép năm đối với CBNV có HĐLĐ từ 12 tháng trở lên.

o   Số ngày phép năm là 12 ngày đối với CBNV có thời gian làm việc đủ 12 tháng kể từ khi ký hợp đồng chính thức. Nếu chưa đủ 12 tháng, số ngày nghỉ phép được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm (01 ngày phép/01 tháng).

o   Cứ mỗi 03 năm làm việc liên tục tại Công ty, được cộng thêm 01 ngày nghỉ phép.

2.   Tổ chức nghỉ phép

2.1.           Công ty khuyến khích CBNV nghỉ hết số ngày phép trong năm để tái tạo sức lao động, làm việc hiệu quả. Cấp quản lý trực tiếp sắp xếp công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho CBNV được hưởng số ngày phép của mình.

2.2.           Lãnh đạo, quản lý cấp trên có quyền ấn định thời gian nghỉ phép của CBNV.

2.3.           Số ngày nghỉ phép năm nào sử dụng hết cho năm đó.

2.4.           CBNV có thể xin nghỉ phép quá 03 ngày so với số ngày được nghỉ phép tương ứng với số tháng làm việc (nhưng không quá số ngày phép năm quy định).

3.   Trường hợp đặc biệt

Công ty không thể bố trí được cho người lao động nghỉ đủ phép năm, những ngày nghỉ phép còn lại được trả vào kỳ lương cuối của tháng 12.

Điều 10: Nội quy lao động về Tính lương ngày nghỉ (áp dụng với CBNV có HĐLĐ từ đủ 12 tháng trở lên)

1.   Nghỉ hưởng lương

1.1.           CBNV được nghỉ hưởng lương vào các ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ phép theo quy định ở điều 8, điều 9 bản Nội quy lao động này, nghỉ việc riêng theo chế độ, nghỉ TNLĐ theo chỉ định của bác sỹ.

1.2.           Nghỉ việc riêng theo chế độ

+   Bản thân kết hôn hợp lệ                                            : Nghỉ 03 ngày.

+   Con ( con đẻ, con nuôi) kết hôn                               : Nghỉ 01 ngày.

+   Cha mẹ ruột, cha mẹ vợ/chồng, vợ/chồng, con chết : Nghỉ 03 ngày.

1.3.           Lương được tính như lương của ngày làm việc bình thường

2.   Nghỉ không hưởng lương.

2.1.           Quy định về thời gian

1.1.           Thời gian nghỉ chính thức được hưởng trợ cấp BHXH với các điều kiện được quy định tại Luật BHXH 2006

1.2.           CBNV nghỉ thêm từ 1 tháng trở lên hoặc quá thời gian tối đa ở trên phải được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối.

Điều 11: Nội quy lao động về Thủ tục xin phép nghỉ

1. Giấy tờ liên quan

1.1.            Các ngày Lễ, Tết, CBNV nghỉ theo thông báo của P. HCNS. Các ngày nghỉ khác phải xin phép và được sự chấp thuận của cấp quản lý mới được phép nghỉ. (“Giấy xin phép nghỉ” theo mẫu )

1.2.             Trường hợp ốm đau/việc đột xuất, trong vòng 01 giờ làm việc đầu tiên theo quy định, phải xin phép cấp quản lý trực tiếp và bổ sung “Giấy xin phép nghỉ” ngay sau khi trở lại làm việc.

1.3.           Người lao động nghỉ không xin phép/không có giấy xin phép nghỉ bị coi là nghỉ không phép và không được hưởng lương. Hết thời gian xin nghỉ (bao gồm thời gian được gia hạn – nếu có), người lao động phải có mặt tại công ty.

1.4.           Cấp quản lý trực tiếp khi đồng ý cho nhân viên nghỉ có nghĩa vụ sắp xếp công việc không làm ảnh hưởng hay gián đoạn công việc chung.

Lưu ý: Khi CBNV có nhu cầu nghỉ trên 5 ngày làm việc phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối và phải báo trước ít nhất 5 ngày làm việc.

Điều 12: Nội quy lao động về Tiêu chuẩn nhân viên – Hợp đồng lao động

1.      Tiêu chuẩn nhân viên

+      Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có tuổi đời từ 18 – 40; (cán bộ quản lý và chuyên viên trình độ cao tuổi đời có thể tới 50);

+   Có trình độ chuyên môn phù hợp;

+      Có phẩm chất đạo đức tốt (không có tiền án, tiền sự, nghiện hút, tệ nạn xã hội)

+      Khoẻ mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm.

+      Ngoài ra có những tiêu chuẩn cụ  thể cho từng vị trí nhân viên.

2.      Nội quy lao động về Hợp đồng lao động
·        CBNV khi được tuyển dụng vào Công ty đều được ký Hợp đồng lao động.

Xem bài viết khác: Best Gaming Laptops To Buy

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *