Lưu ý khi chống thấm nhà dân dụng đơn giản và hiệu quả

Chống thấm nhà dân dụng bao gồm các hạng mục như chống thấm sàn, chống thấm chân tường, chống thấm chân tường…Vì bao gồm nhiều hạng mục như vậy nên chúng ta rất khó nắm bắt những lưu ý cần thiết cũng như những nguyên tắc cần thiết khi chống thấm và những vị trí nào thường xảy ra thấm dột nhất. Cũng chính vì vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về những lưu ý chống thấm nhà dân dụng đơn giản và hiệu quả hiện nay nhé!

1. Những vị trí thường xảy ra tình trạng thấm dột

chống thấm nhà dân dụng hình 1

Nếu xét về mặt cấu trúc có thể phân loại các vị trí thấm dột như sau:

  • Khu vực bị thấm bởi nước ngầm ví dụ như: tầng hầm ở trong đất, chân tường hay móng tường…
  • Khu vực bị thấm bởi nước mưa: Tường nhà, mái hay khu vực sàn ban công…
  • Khu vực liên quan tới bể chứa như: bể phốt, bể bơi, bể nước sinh hoạt…
  • Và cuối cùng là những vị trí bị thấm bởi nước sử dụng như: sàn nhà, hộp kỹ thuật, các khu vực vệ sinh hoặc các khu vực liên quan…

Nếu xét cụ thể thì chúng ta cần lưu ý những vị trí xung yếu sau, nơi thường xuất hiện các vết nứt, các khe hở tạo điều kiện cho các dòng nước thẩm thấu. Cụ thể là các vị trí:

  • Vị trí tiếp giáp giữa hai khối xây cũ- mới, khối xây trước- sau.
  • Hay vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây xát nhau.
  • Vị trí chân các kết cấu, thiết bị cần chôn hay lắp ráp vào tường.
  • Miệng phễu thu hay thoát nước ở sàn vệ sinh, sàn ban công, sân thượng, sàn ban công…
  • Những khu vực gần sê nô, máng tràn.
  • Hoặc vị trí đầu nối các ống cấp thoát nước.  

>> Gợi ý cho bạn: 

2. Những lưu ý khi chống thấm nhà dân dụng

2.1 Lưu ý về xử lý các vết nứt tường.

chống thấm nhà dân dụng hình 2

Nếu tường nhà bạn xuất hiện các vết nứt dẫn đến tình trạng thấm dột thì việc đầu tiên bạn cần làm là xem xét kỹ các vết nứt của tường hay là vết nứt của vữa hồ. Sau đó bạn có thể đục tường ngay các vết nứt hình chữ V hoặc theo hình mang cá sao cho có độ sâu khoảng 2 cm. Tiếp theo bạn hãy dùng cọ hoặc chổi quét một lớp mỏng các hợp chất chống thấm lên trên các bề mặt để có thể bịt kín các lỗ rỗng. Bạn nên chờ trong khoảng thời gian 6 – 8 giờ sau đó quét lớp thứ hai tương tự như trên. Cuối cùng bạn hãy dùng bay trát hợp chất chống thấm đầy lên trên những vị trí cần chống thấm.

2.2 Lưu ý khi chọn sơn.

Bạn có biết rằng sơn chống thấm cũng có nhiều loại riêng được sử dụng cho các bề mặt khác nhau không? Chúng ta có thể nói đến những chất phụ gia chống thấm pha vào xi măng, những chất chống thấm sàn dạng dẻo được sử dụng cho các bề mặt sân thương hay sàn vệ sinh trước khi lót gạch, hay sơn nước chống thấm gốc xi măng được sử dụng ở vị trí các vách tường giúp chúng ta vừa tiết kiệm chi phí vừa mang đến tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra có thể kể đến như sơn chống thấm sinh hóa, sơn nước trang trí hoặc những loại keo silicon…

Trong đó phải nói đến sơn chống thấm vừa là một giải pháp chống thấm đơn giản, hiệu quả và vừa mang tính thẩm mỹ cao cho công trình.

Chính vì vậy, bạn nên căn cứ vào những đặc điểm của công trình cần chống thấm và nhu cầu chống thấm của nó để chọn được những loại sơn chống thấm phù hợp nhất nhé!

2.3 Lưu ý sử dụng đồng bộ.

Khi bạn sử dụng sơn chống thấm thì sự đồng bộ là yếu tố cần thiết nhất. Nếu bạn không đủ kinh phí để chống thấm toàn bộ thì bạn nên cắt những vị trí cần chống thấm theo từng cụm để tránh tình trạng chỗ không có chống thấm hay chỗ chống thấm không đủ độ dày tiêu chuẩn.

Và một lý do nữa khiến yếu tố sử dụng đồng bộ trở nên cần thiết như vậy là nguyên lý nước sẽ chảy. Nếu bạn không sử dụng đồng bộ thì chúng ta bịt chỗ này, nước sẽ chảy ở những chỗ khác khiến mất nhiều chi phí sửa chữa, mất thời gian và gây thiệt hại lớn cho công trình.

chống thấm nhà dân dụng hình3

Trên đây là những kiến thức thú vị về sơn chống thấm nhà dân dụng. Hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp ích được các bạn đưa ra những biện pháp hay có nhiều kinh nghiệm hơn khi chống thấm.

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *