Người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ trốn thì xử phạt ra sao? Bài chia sẻ sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về lao động trái phép bị xử lý thế nào?
Lao động việt Nam ra nước ngoài làm việc bỏ trốn thì xử phạt thế nào? cách xử phạt ra sao? Phạt bao nhiêu? Căn cứ vào luật, Nghị định, Thông tư nào để xử lý lao động trái phép.
Trước khi đi vào nội dung cụ thể của lao động trái phép bị xử lý thế nào, chúng ta cùng điểm qua các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.
Văn bản pháp luật điều chỉnh về việc lao động trái phép bị xử lý
+ Luật số 37/2009/QH12 bổ sung cho Bộ luật hình sự về bãi bỏ tội ở lại nước ngoài trái phép.
+ Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, như sau:
Điều 35. Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này.”
Các ví dụ cụ thể về xử lý lao động trái phép
Câu hỏi: Ở địa phương em sống, có rất nhiều người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sau đó họ lại bỏ trốn ra làm việc ở ngoài trong khi thời hạn hợp đồng chưa hết hoặc họ tìm cách để sang nước khác làm việc. Em muốn hỏi là những hành vi trên có bị xử phạt hình sự không?
Trả lời câu hỏi:
Theo như Luật số 37/2009/QH12 bổ sung cho Bộ luật hình sự về việc bãi bỏ tội ở lại nước ngoài trái phép, tức là hình vi vi phạm trên sẽ không quy về tội hình sự nhưng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ, chi tiết cụ thể về Điều này đã được trích rõ ở trên.
Nếu bạn còn vướng mắc hoặc chưa rõ ràng về vấn đề người lao động ở nước ngoài trái phép thì bị xử lý như thế nào? – Lao động trái phép bị xử lý thế nào? Bạn vui lòng liên hệ với trang hoidapmoingay.net bằng cách để lại ibox để được giải đáp thắc mắc.