ĐỪNG LO LẮNG khi gặp phải nhân viên lười!

Trong một công ty, doanh nghiệp luôn tồn tại những nhân viên lười nhác, những người không đóng góp được giá trị gì mà thậm chí còn gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của mọi người xung quanh. Là người quản lý, bạn phải có cách đối phó thích hợp, giúp tổ chức ngày càng phát triển?

Các dấu hiệu của nhân viên lười

1. Vô trách nhiệm

Những nhân viên chỉ muốn ngồi không rồi lãnh lương không bao giờ nghĩ rằng mình nên có trách nhiệm đối với công việc. Họ đẩy lùi deadline và bao biện bằng những lí do khách quan, chủ quan khiến họ xao nhãng dẫn tới không thể hoàn thành công việc đúng hạn.

2. Hay buôn chuyện

Đừng lo lắng khi gặp phải nhân viên lười

Đừng lo lắng khi gặp phải nhân viên lười

Học hỏi thông qua việc trao đổi về công việc luôn được khuyến khích nhưng những nhân viên lười nhác thì lại khác, họ thường khiến mọi người xao nhãng bởi những câu chuyện bên ngoài xã hội không hề liên quan tới công việc.

Chuyện cười có thể khiến không khí trở nên vui vẻ và thoải mái hơn nhưng nếu cứ diễn ra suốt trong quá trình làm việc thì đích thực họ chỉ đang muốn “trốn tránh” công việc mà thôi.

3. Hay than vãn

Luôn than thở về những khó khăn mà họ gặp phải thay vì tìm phương án khắc phục những vấn đề trên. Họ có hàng tá lí do để đề nghị được giảm bớt khối lượng công việc.

4. Thường xuyên biến mất

Đến công ty đúng giờ để lấy chấm công rồi sau đó mất tích đến tận trưa hay thường xuyên là người đến trễ trong các buổi họp cũng là dấu hiệu rõ ràng minh chứng cho sự lười nhác của nhân viên cấp dưới.

5. Không làm nếu không nhận được lợi ích

Đừng lo lắng khi gặp phải nhân viên lười

Đừng lo lắng khi gặp phải nhân viên lười

Thường tỏ ra chăm chỉ, nhanh nhẹn và hào hứng khi làm những công việc giúp họ được công nhận hoặc mang lại lợi ích nào đó, còn đối với những công việc khác họ gần như có một trạng thái làm việc hoàn toàn trái ngược – hời hợt, không tâm huyết.

>> Bạn có biết: Quy trình kiểm soát ra vào cổng công ty (1) diễn ra như thế nào?

>> Xem thêm: Mức xử phạt vi phạm hợp đồng lao động mới nhất 2018

Cách “trị” nhân viên lười

Sau khi đã có bức tranh toàn cảnh về những nhân viên lười nhác, bạn nên bắt tay thực hiện động thái chấn chỉnh họ:

– Dành thời gian tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên: bạn nên tổ chức một buổi họp kín với nhân viên để họ có cơ hội giãi bày những khó khăn gây cản trở công việc của họ và lắng nghe những nguyện vọng nghề nghiệp mà họ muốn đạt được.

– Đặt ra hạn định rõ ràng trong công việc: Đối với những nhân viên lười nhác, bạn đừng bao giờ đặt kì vọng rằng họ sẽ chủ động thực hiện công việc mà không cần nhắc nhở, thay vào đó hãy cho họ deadline cụ thể ứng với từng nhiệm vụ.

– Hãy cho họ thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc được giao và những ảnh hưởng tiêu cực họ có thể đem lại cho những người xung quanh nếu như không tận tâm với công việc.

– Thể hiện sự tin tưởng và đưa ra những lợi ích kích thích họ: Đừng ngại cho họ biết rằng bạn nhận ra được những tiềm năng ẩn giấu của họ và sẽ tạo mọi điều kiện để họ có thể phát huy hết năng lực

– Quản lý chặt chẽ: bạn không thể luôn theo sau nhân viên của mình để giám sát họ. Thay vì thế bạn nên quản lý nhân viên lười bằng những phương tiện hiện đại như máy chấm công Ronald Jack (2), phần mềm chấm công, phần mềm quản lý nhân viên,…

Xem thêm >> Mẫu hợp đồng lao động mới nhất 2018

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *