ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY A

Để biết được công tác quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp, công ty Việt Nam có hiệu quả không cần rất nhiều yếu tố và khá khó với người làm quản trị nhân lực. Tri Thức Cộng Đồng chuyên Viết luận văn thuê uy tín xin đưa ra việc đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cụ thể để bạn biết cách đánh giá cho bản thân doanh nghiệp mình.

Những điểm mạnh của hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty A cần có:

– A đã có sự phân công và bố trí công việc rất hài hòa và hợp lý cho nhân viên. Bên cạnh việc doanh nghiệp đã xây dựng được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì chính việc sắp xếp công việc phù hợp với năng lực chuyên môn, phù hợp với quỹ thời gian làm việc của mỗi nhân viên đã được hầu hết (85%) các nhân viên A khi tham gia khảo sát về công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty đánh giá khá cao công tác này của doanh nghiệp.

– Bằng việc điều chỉnh và cải thiện mức lương cho nhân viên trong thời gian gần đây theo lợi luận kinh doanh của công ty, A đã đem lại sự hài lòng cho nhân viên ở mức thu nhập có thể hoàn toàn đáp ứng được mức sống hiện tại của họ. Các chính sách phụ cấp, mức thưởng, phúc lợi và lễ tết của công ty cũng làm cho các nhân viên cảm thấy khá hài lòng. Tuy nhiên, sự hài lòng của nhân viên đối với yếu tố Tổng mức thu nhập, các chính sách phụ cấp không chỉ xét ở khía cạnh giá trị vật chất họ được hưởng mà còn ở giá trị tinh thần mà họ nhận được khi thấy rằng mức thu nhập của họ là hoàn toàn công bằng với các nhân viên khác, hoàn toàn phù hợp với công sức họ bỏ ra. Ở đây, nhân viên A chưa được hài lòng về sự công bằng trong mức lương mà mình được hưởng so với năng suất và hiệu quả công việc của mình.

– Bên cạnh việc duy trì sự ổn định về mức lương phù hợp cho nhân viên, tạo sự an tâm cho nhân viên quá trình công tác, A đã có thành công đáng kể khi xây dựng một môi trường làm việc với các mối quan hệ nhân viên – nhân viên, nhân viên – ban lãnh đạo khá hài hòa và gắn kết. Điều này đã tạo lên sự đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa toàn thể nhân viên công ty A, đem lại sự hài lòng cho nhân viên khi được làm việc trong một môi trường như một gia đình, công với áp lực công việc là rất ít, mỗi người có chính kiến riêng, có quyền được bảo vệ quan điểm về công việc, ngay cả với ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên điểm trừ trong công tác tạo dựng môi trường làm việc của A là cơ sở vật chất chưa thực sự làm nhân viên cảm nhận được đầy đủ. Việc này yêu cầu A cần cải thiện ngay để hoàn thiện một môi trường làm việc hoàn toàn đáp ứng và làm hài lòng mọi nhân viên.

– Nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, A đã để ý tới việc đầu tư để phát triển nhanh và mạnh về số lượng và chất lượng nhân sự của mình. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo, các khóa tập huấn kỹ năng, nâng cao chuyên môn chưa được A quan tâm tổ chức thực hiện hoặc thực hiện rất ít, việc đưa ra phương pháp đào tạo chưa dựa vào nhu cầu thực tế thực sự, và lấy ý kiến của nhân viên để áp dụng phương pháp đào tạo cho phù hợp. Việc xác định đối tượng đào tạo đôi khi còn thiếu chính xác, công ty chưa tổ chức đánh giá và xác định đúng kỹ năng còn thiếu của người lao động. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với những đánh giá của nhân viên sau cuộc khảo sát. Các nhân viên đều đánh giá không cao về chính sách phát triển nhân sự cũng như chính sách tạo điều kiện cho các nhân viên phát huy hết khả năng, năng lực làm việc của mình, tạo nền tảng thăng tiến trong công việc của A. Họ yêu cầu và mong chờ ở những chính sách đào tạo nhiều hơn và tốt hơn nữa, chú trọng đầu tư hơn để tạo những chuyển biến rõ rệt, một phần nâng cao năng lực cá nhân đồng thời tăng cường cho công tác phát triển nguồn nhân lực bền vững cho công ty.

– Trong quá trình phân tích công việc Công ty đã tiến hành xây dựng định mức công việc một cách hợp lý, có sự kiểm tra giám sát để điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế nhằm đảm bảo việc trả công cho lao động một cách tương xứng với  sức lao động mà họ cống hiến cho Công ty. Đây đồng thời cũng là một chiến lược để giữ chân người có năng lực thực sự, trình độ chuyên môn cao ở lại với Công ty, tránh được những suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân người lao động. Tuy nhiên công tác đánh giá kết quả công việc cho nhân viên công ty chủ yếu từ các trường phòng, đội trưởng phụ trách chuyên môi và phòng kiểm tra của công ty, chưa thực sự được lãnh đạo quan tâm nhiều. Đồng thời đánh giá chưa mang hết tính khách quan, dân chủ. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn xếp loại cho lao động chưa được cụ thể, cách đánh giá chỉ mang tính thủ tục, cào bằng gây sự lãng phí cho mỗi kỳ đánh giá. Ngoài ra, với cách đánh giá như vậy dễ gây sự bất mãn giữa các thành viên trong công ty do đó tinh thần làm việc giảm sút, điều này dễ  ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của toàn công ty.

Xem thêm:

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *