Chế độ tai nạn lao động và quyền lợi người lao động được hưởng

Giải pháp cho tai nạn lao động là tham gia Bảo hiểm xã hội, hưởng các chế độ tai nạn lao động, quyền lợi của người lao động. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho độc giả các chế độ tai nạn lao động mà người lao động được hưởng.

Tai nạn lao động (TNLĐ) là gì?

–   Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

–   Ngoài nơi làm việc,  ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ));

–  Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý);

–  Khả năng lao động bị suy giảm từ 5% trở lên do tai nạn lao động gây nên

Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc

Bệnh nghề nghiệp (BNN)  là gì?

–  Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp mà  làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại

–  Khả năng lao động bị suy giảm từ 5% trở lên do bị bệnh.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

a/  Trường hợp trợ cấp một lần:  

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

b/ Trợ cấp hàng tháng:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

c/ Trợ cấp phục vụ:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.

Quyền lợi được hưởng của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1- Giám định mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động gây nên:

–  Sau khi bị tai nạn lao động, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

–  Sau khi bị tai nạn lao động, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

Giám định tổng hợp khi:

–  Vừa bị TNLĐ, vừa bị BNN hoặc

–  Bị TNLĐ nhiều lần hoặc

–  Bị nhiều BNN.

Thời điểm hưởng trợ cấp do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

–   Thời điểm được hưởng trợ cấp là ngay khi  người lao động điều trị xong và xuất viện;

–  Trường hợp bị thương tật hoặc bệnh tật tái phát thị người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm hưởng mức trợ cấp mới  tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.    

Mức trợ cấp

a/ Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):

– Tính theo tỷ lệ thương tật:

+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.

+ Nếu cứ suy giảm thêm 1% sẽ được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu.

– Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

b/ Trợ cấp hàng tháng: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):

– Tính theo tỷ lệ thương tật:

+ Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.

+ Nếu cứ suy giảm thêm 1% sẽ được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu.

– Tính theo số năm đóng Bảo hiểm xã hội: Tham gia Bảo hiểm xã hội: từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng Bảo hiểm xã hội:; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng Bảo hiểm xã hội: được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng Bảo hiểm xã hội: của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

* Lưu ý: Người được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng nghỉ việc được hưởng BHYT do quỹ BHXH đảm bảo.

c/ Trợ cấp phục vụ:

– Ngoài mức hưởng quy định tại trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.       

d/ Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.

đ/ Người lao động được cấp dụng cụ sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

4- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

a/ Điều kiện: Trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc người lao động, bệnh hoặc mắc bệnh nghề nghiệp  mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

b/ Thời gian nghỉ:

– Nghỉ 10 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.

– Nghỉ 7 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%.

– Nghỉ 5 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.

c/ Mức hưởng:

– Bằng 30% mức lương cơ sở/ngày.

Nếu độc giả vẫn còn thắc mắc, hay chỗ nào không hiểu về quyền lợi cũng như vấn đề có liên quan đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể liên lạc với trang hoidapmoingay.net để được giải đáp thắc mắc.

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *