Cảnh báo tình trạng Xuất khẩu lao động trái phép và những hệ lụy

Những năm gần đây, việc xuất khẩu lao động trái phép xảy ra rất nhiều ở Việt Nam đem lại rất nhiều hậu qua đau lòng tại Việt Nam. Vậy tình trạng và hệ lụy mà xuất khẩu lao động trái phép mang lại là gì?

Tình trạng Xuất khẩu lao động trái phép

Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB và XH) cho biết, hiện nay có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đi qua kênh chính thức đang làm việc tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau.

Nhưng dựa trên các kết quả điều tra của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) xác định bản đồ xuất khẩu lao động của Việt Nam đã mở rộng tới 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đi qua kênh chính thức đang làm việc tại 40 quốc gia

Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng xác nhận hiện có hàng chục nghìn lao động Việt Nam đang làm việc trái phép tại nhiều nước, vùng lãnh thổ, trong đó có Ăng-gô-la, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan… bao gồm cả những lao động đi làm việc ở nước ngoài theo kênh tự do và những lao động đi theo kênh chính thức, nhưng bỏ trốn hoặc ở lại cư trú, làm việc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng.

Những rủi ro và hệ lụy từ việc đi xuất khẩu lao động trái phép

Trường hợp về xuất khẩu lao động của anh Nguyễn Viết Hậu rất thương tâm.

Cách đây hơn hai năm, trong lúc gia đình túng thiếu, anh không có việc làm, anh Hậu được người quen giới thiệu đi làm việc tại Ăng-gô-la theo một đường dây xuất khẩu lao động trái phép, mỗi tháng có thể kiếm được vài chục triệu đồng. Những tưởng đây là cơ hội thay đổi cuộc đời, anh Hậu và gia đình đã thế chấp nhà cửa vay mượn ngân hàng để có hơn 120 triệu đồng để chi cho chuyến đi xuất ngoại.

Sang đến Ăng-gô-la, anh Hậu lại không có việc làm ổn định và mức lương như đã hứa hẹn. mọi chuyện đã lỡ thôi đâm lao thì phải theo lao, dù biết tình hình an ninh phức tạp, nguy hiểm luôn rình rập, anh Hậu vẫn quyết tâm ở lại tìm việc làm để có tiền gửi về trả nợ. Ngày 5-3-2016, anh Hậu bị bọn cướp sát hại, phải bỏ mạng nơi xứ người, để lại cha mẹ già, vợ và hai con nhỏ cùng gánh nặng nợ nần.

Đầu tháng 3/2016, Đại sứ quán Việt Nam tại Ăng-gô-la đăng thông báo tin buồn về việc anh Đặng Quốc Nghĩa và anh Nguyễn Viết Hậu cùng ở Hà Tĩnh bị cướp đánh bắn chết tại khu vực tỉnh Uige (Ăng-gô-la). Đây là hai trong số hàng chục lao động Việt Nam bị chết tại quốc gia này. Chỉ riêng tỉnh Hà Tĩnh, trong tháng 3/ 2016, đã có năm lao động đang làm việc ở Ăng-gô-la bị chết do bị cướp bắn, đánh hoặc bị nhiễm dịch bệnh.

Qua tìm hiểu, hầu hết những người đi xuất khẩu lao động trái phép đều thuộc diện nghèo, phải thế chấp tài sản, vay mượn để có tiền chi phí. Rời xa quê hương với hy vọng đổi đời, nhưng phần lớn trong số họ bị bóc lột sức lao động, bị ngược đãi, quỵt tiền lương, bị cảnh sát bắt giữ, phạt tiền, trục xuất, phải trở về tay trắng, một số người bị chết do tai nạn, dịch bệnh, bị sát hại.

Những rủi ro và hệ lụy từ việc đi xuất khẩu lao động trái phép

Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước Tống Hải Nam cho biết, những lao động đi làm việc ở nước ngoài theo kênh không chính thức (xuất khẩu lao động trái phép) sẽ không được pháp luật nước sở tại bảo vệ, kể cả khi bị chủ sử dụng ngược đãi, không trả lương hoặc trả lương thấp hơn quy định, hay khi điều kiện ăn ở và làm việc không bảo đảm.

>> Xem thêm: Lao động trái phép bị xử lý thế nào? Mức phạt là bao nhiêu?

Họ cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc khi bị sa thải, không được bảo hiểm y tế khi bị bệnh tật hay ốm đau, không được bảo hiểm rủi ro khi gặp rủi ro, tai nạn.

Xuất khẩu lao động trái phép không chỉ mang đến nhiều rủi ro, hệ lụy cho người lao động, tình trạng xuất khẩu lao động trái phép còn gây nhiều khó khăn cho công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài do không ai quản lý, nhất là khi gặp tai nạn, rủi ro.

Hơn nữa, xuất khẩu lao động trái phép còn làm xấu đi hình ảnh lao động Việt Nam ở nước ngoài, gây ảnh hưởng không tốt chương trình hợp tác XKLĐ của nước ta với các nước.

Tại Hàn Quốc, tình trạng lao động Việt Nam làm việc trái phép đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính sách XKLĐ của Việt Nam sang Hàn Quốc. Từ năm 2012 đến nay, có khoảng 35 nghìn đến 40 nghìn lao động Việt Nam mất đi cơ hội làm việc tại quốc gia này do chương trình bị gián đoạn.

Trên đây, là những hệ lụy do việc xuất khẩu lao động trái phép mang lại cho người lao động cũng như gia đình và xã hội. Mong người lao động ý thức được những nguy hiểm mà xuất khẩu lao động trái phép gây nên.

Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết, để đóng góp ý kiến và chia sẻ những kiến thức về xuất khẩu lao động mời bạn liên hệ với Hopdonglaodong.com để được giải đáp.

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *