Bài viết sau đây, xin giải đáp các bạn về những thắc mắc liên quan đến cách tính Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm xã hội qua các văn bản pháp luật như: Luật việc làm 2013, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Nghị định 28/2015/ND-CP.
Câu hỏi đề nghị tư vấn liên quan đến cách tính Bảo hiểm thất nghiệp:
Em vào công ty làm việc đến ngày em nghỉ việc là được 3 năm 7 tháng. Em bắt đầu làm vào ngày 16/7/2012 với mức lương cơ bản là 2.700.000 (nếu tính tăng ca thì e được khoảng 6.000.000).
Tháng 1/2013 đến 15/7/2013 lương em được tính là 3.200.000 vnđ;
Từ 16/7/2013 đến 12/2013 lương em được 3.300.000 vnđ;
Tháng 1/2014 đến 15/7/2014 lương em được 3.700.000 vnđ;
Từ 16/07/2014 đến 12/2014 lương em được 3.800.000 vnđ;
Tháng 1/2015 đến 15/7/2015 lương em được 4.150.000 vnđ;
Từ 16/7/2015 đến 7/9/2015 lươg em được 4.250.000 vnđ;
Từ 8/9/2015 đến 7/3/2016 em nghỉ thai sản nhưng mức lương em lên được 4.650.000 vnđ;
Từ 8/3/2016 đến 15/4/2016 em nghỉ dài hạn.
Vậy thì em sẽ lãnh Bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm xã hội bao nhiêu, mong được giải đáp chi tiết về cách tính Bảo hiểm xã hội thất nghiệp?
Trả lời vấn đề liên quan đến cách tính bảo hiểm thất nghiệp
1. Bảo hiểm thất nghiệp.
2. Về bảo hiểm xã hội
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu bạn không muốn bảo lưu bảo hiểm xã hội. Trường hợp của bạn sau 1 năm nghỉ việc có thể nhận bảo hiểm xã hội 1 lần theo Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội đồng thời không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định của Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
Hiện tại bạn chưa đủ điều kiện để thanh toán bảo hiểm 1 lần sau 1 năm nghỉ việc bạn sẽ đủ điều kiện nhận bảo hiểm
Kết luận: Căn cứ trên thông tin bạn cung cấp cùng các điều khoản trong các văn bản pháp luận trên, cách tính bảo hiểm xã hội thất nghiệp của bạn được tính như sau:
Từ tháng 07/2012 – tháng 12/2013 được tính đóng trước năm 2014 được làm tròn 2 năm
Từ tháng1/2014 – tháng 3/2016, được làm tròn là 2,5 năm
Tổng số tiền bảo hiểm 1 lần bạn được thanh toán được được tính theo công thức:
Số tiền bảo hiểm 1 lần được hưởng = 1,5 tháng x 2 năm + 2 tháng x 2,5 năm x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các độc giả. Mọi ý kiến thắc mắc và đóng góp liên quan đến Bảo hiểm thất nghiệp cũng như cách tính bảo hiểm xã hội thất nghiệp, mời bạn để lại bình luận hoặc liên lạc với Hopdonglaodong.com.